Công ty khởi nghiệp tại California này đang nghiên cứu chống lại tình trạng vứt bỏ thực phẩm bằng cách sử dụng các nguyên liệu từ chính thực phẩm để tạo ra một màng bọc bảo vệ bổ sung, nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm và ngăn chặn tình trạng thối hỏng
Trong một thế giới đang phát cuồn với những thứ như xe tự lái và các rô bốt hỗ trợ chăm sóc cá nhna, bạn có thể nghĩ rằng những nhu cầu cơ bản như nguồn cung thực phẩm bền vững là vấn đề của quá khứ. Nhưng điều này còn xa mới là sự thật.
Tình trạng lãng phí thực phẩm trên thế giới
Theo FAO, hàng năm, gần 1/3, tương đương 1,3 tỷ tấn thực phẩm dùng cho tiêu dùng ở người, đã bị thất thoát hoặc vứt bỏ. Tại các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, tình trạng này dẫn đến việc mất đi 680 tỷ USD hàng năm và tại các nước có cơ sở hạ tầng không được chuẩn hóa (như các hệ thống làm mát hợp lý), lãng phí hoặc vứt bỏ thực phẩm dẫn đến mất mát 310 tỷ USD hàng năm. Trong hàng tỷ tấn thực phẩm mất đi trong năm 2017, tỷ trọng lớn nhất lại thuộc về những thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn cả như các loại trái cây và rau củ, như khoai tây và cà rốt, mỗi loại bị vứt đi tới khoảng 45% tổng lượng dành cho tiêu dùng làm thực phẩm hàng năm.
Nguyên nhân dẫn đến việc lãng phí thực phẩm
Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng thực phẩm bị vứt bỏ, bao gồm các thông tin ghi nhãn “dùng tốt nhất trước ngày” hoặc “bán tốt nhất trước ngày” tại Mỹ, đã khiến nhiều người tiêu dùng quyết định vứt bỏ thực phẩm; hoặc do các hệ thống phân phối bảo quản lạnh không đáng tin cậy hoặc không có sẵn tại những nước kém phát triển ơn. Nhưng nguyên nhân sâu xa dẫn tới cả hai vấn đề này, đặc biệt đối với các loại thực phẩm dễ hư hỏng, là đặc tính về thời hạn sử dụng của chính các loại thực phẩm này. Apeel Sciences vừa phát minh ra một giải pháp cho vấn đề này.
Giải pháp chống lại tình trạng vứt vỏ thực phẩm
Công ty khởi nghiệp tại California này đang nghiên cứu chống lại tình trạng vứt bỏ thực phẩm bằng cách sử dụng các nguyên liệu từ chính thực phẩm để tạo ra một màng bọc bảo vệ bổ sung, nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm và ngăn chặn tình trạng thối hỏng – tạo ra một lớp vỏ thứ hai cho nông sản. Để tạo ra lớp vỏ thứ hai này, nông dân chỉ cần thêm nước vào bột bảo vệ của Apeel và sử dụng hỗn hợp này để phun hoặc rửa nông sản.
Đối với nhà sáng lập kiêm CEO James Rogers, hiện đang làm PhD về vật liệu kỹ thuật tại Đại học Santa Barbara của California khi ông nảy ra ý tưởng tạo ra Apeel Sciences, giải pháp cho vấn đề thực phẩm nhanh hỏng có thể được phát hiện bằng cách nhìn nhận như một vấn đề mà khoa học đã xử lý được: gỉ sắt. “Các yếu tố làm hỏng thực phẩm là mất nước và ôxy hóa”, ông Rogers phát biểu trước TechCrunch. “Điều này liên tục xuất hiện trong ý nghĩ khi tôi học đại học tại Carnegie Mellon chuyên ngành luyện kim. Thực phẩm bị hỏng giống như bị gỉ – tức là phản ứng với ôxy trong môi trường – và điều này làm hạn chế sử dụng thực phẩm. Nhưng những nhà luyện kiem đã thiết kế ra một tấm màng để hạn chế tiếp xúc vật liệu với ôxy, bảo vệ các bề mặt để tạo ra thép không gỉ”.
Rogers cho biết ông bắt đầu tự hỏi liệu có phương pháp nào tương tự có thể sử dụng để bảo vệ nông sản khỏi hiệu ứng tương tự. “Liệu chúng ta có thể tạo ra một lớp vỏ mỏng bên ngoài nông sản tươi và nhờ đó hạn chế khả năng thối hỏng và có thể là một giải pháp cho vấn đề đói?”
Áp dụng vỏ sinh học cho quả bơ
Apeel chính thức thành lập vào năm 2012 với khoản hỗ trợ $100,000 từ Bill and Melinda Gates Foundation để giảm thất thoát sau thu hoạch tại các nước đang phát triển, thiếu cơ sở hạ tầng đông lạnh. Để giải quyết vấn đề này, Apeel thiết lập các hệ thống phân phối tự phục vụ cho nông dân tại các nước như Kenya và Uganda để giúp bảo quản nông sản trong hành trình từ nông trại đến người tiêu dùng, mà không cần đến trang thiết bị đông lạnh. Hiện công ty đã có một chỗ đứng tại châu Phi và Nam Á, đồng thời bắt đầu các mối quan hệ đối tác với nông dân tại Mỹ và tháng 5 – 6/2018, công ty đã sản xuất vỏ Apeel đầu tiên cho các quả bơ cung cấp cho các nhà bán lẻ Mỹ Costco và Harps Food Stores.
Do vỏ Apeel không có nguồn gốc biến đổi gene mà chiết xuất từ thực vật nên không cần nhãn hiệu đặc biệt tại các cửa hàng, nhưng ông Rogers cho biết quả bơ đã được bọc một lớp màng khoa học. mà người tiêu dùng cần biết đến. “Chúng tôi không làm bất cứ điều gì liên quan đến DNA, không biến đổi gene nhưng chúng tôi thực sự muốn khách hàng biết đến và xác định theo nhãn hiệu mà họ mua sản phẩm và mang về nhà sản phẩm có chất lượng cao, thời hạn sử dụng dài để họ có thể giảm việc vứt bỏ thực phẩm”.
Theo Apeel, kể từ khi bơ có lớp vỏ sinh học này bày bán tại Harps Food Stores, nhà bán lẻ này đã có lợi nhuận biên tăng 65% và doanh số tăng 10% ở phân khúc quả bơ. Với thành công này, tháng 7/2018, Apeel thông báo chốt vòng gọi vốn 70 triệu USD cuối cùng do Viking Global Investors đảm nhận, với sự tham gia của Andreessen Horowitz, Upfront Ventures và S2G Ventures.
Theo Tech Crunch
Dịch bởi Gappingworld